Người ta vẫn thường nói: “Sống trên đời không ai khổ bằng mẹ/ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”, công lao của mẹ, của cha chẳng ai có thể đong đếm được, thế nhưng lại có những người con chỉ biết sống cho mình mà chẳng cần biết mẹ đang sống vất vả như thế nào?
Câu chuyện về cụ bà ngồi dưới tấm bạt, phía trên là chiếc ô cố định bằng vài cục gạch rồi phía dưới là bày bán vài mớ rau để bán khiến ai thấy cũng chạnh lòng. Càng giận hơn khi biết cụ bà già như vậy đã sinh hạ được tận 12 người con mà vẫn để mẹ phải sống vất vả, cực nhọc như vậy.
Đành rằng là mỗi người có một quan niệm sống riêng, thế nhưng, nhìn hình ảnh của cụ bà “gần đất xa trời” như thế này mà vẫn phải chật vật mưu sinh thực sự nhiều người không cầm được nước mắt.
Câu chuyện về cụ bà được chị Phượng Nguyễn quay video lại và chia sẻ nhiều thông tin về cụ bà đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.
Tại ngã tư Mai Chí Thọ – Lương Định Của, quận 2, TPHCM, hình ảnh cụ bà lưng còng, tóc bạc phơ, trên đầu đội chiếc nón lá cũ mèm đang ngồi ngóng người đi chợ hỏi mua rau.
Theo thông tin chị Phượng Nguyễn chia sẻ thì cụ bà có tên là Liên, 86 tuổi, quê gốc ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Bản thân chị Phượng là một người thường xuyên tiếp xúc và hỗ trợ những mảnh đời còn gặp nhiều khó khăn ở Sài Gòn, chị cũng đã khá quen thuộc với những hình ảnh mà các cụ già cao tuổi vẫn phải bươn chải, lang thang ngoài đường kiếm sống, lo ăn từng bữa.
Trong một lần gặp bà Liên, chị Phượng đã ngồi tâm sự và được hiểu thêm về hoàn cảnh khó khăn của cụ bà. Khi biết rõ hoàn cảnh, chị Phượng lại càng thương cụ nhiều hơn.
Chồng mất đã hơn chục năm, người đầu ấp tay gối và yêu thương bà đã mãi mãi ra đi. Cuộc sống cô đơn là thế, suy sụp sau khi chồng mất nhưng bản thân bà Liên cũng không muốn mình phải làm phiền đến con cháu nên cụ đã dọn ra lề đường để mưu sinh, “kiếm cơm gỡ gạo” qua ngày.
Công việc bận bịu, sức khỏe ngày càng yếu là vậy nhưng năm nào cứ đến ngày cũng giỗ, cụ Liên đều về quê Vũng Tàu 1 lần.
Theo lời kể của chị Phương, bà Liên sinh hạ được 12 người con khỏe mạnh, giỏi giang, trong đó có 8 cô con gái, 4 anh con trai, thế nhưng bà lại ở một mình trong căn nhà tình thương mà chẳng có bất kỳ đứa con nào đoái hoài chăm sóc.
Mỗi ngày, cụ Liên dù cao tuổi lại mắc bệnh xương khớp mà lúc nào bà cũng xếp hàng ra bán rau bất kể ngày nắng ngày mưa. Sau những giờ bán rau thế này, bà Liên lại đi nhặt ve chai để có tiền trang trải cuộc sống.
Được cái rau của bà Liên lúc nào cũng rất tươi bởi vì bà cũng là một người bán rất có tâm, cẩn thận, nâng niu từng tý, khi nào trời nắng hay mưa bà cũng dùng tấm bạt hoặc tấm vải che cẩn thận.
Vì gánh nặng mưu sinh và lo toan cuộc sống thường ngày mà dù có bị đau khớp đến không đi được mà bà cũng vẫn không nghỉ bán hàng, sợ mọi người mua quen rồi mà không thấy nên bà sợ mất khách.
Hơn thế, dù cuộc sống khó khăn, số phận có ê chề đến thế nào đi nữa thì chính nụ cười và sự lạc quan của bà khiến nhiều người như chị Phương thương xót và ngưỡng mộ.
Cũng không rõ nguyên nhân vì sao mà cụ Liên chỉ ở một mình mà không cần đến sự phụng dưỡng chăm sóc của con hay con của cụ bà đều là những người vô tâm sự thì chính câu chuyện của cụ bà bán rau trên phố Lương Định Của này cũng đã góp phần lan tỏa và khiến chúng ta phải nhìn nhận lại hai chữ tình thân.
Tổng hợp