Nhiều nhà xây cổng đều có chi tiết này, thế nhưng tác dụng thật sự của chúng là gì?
Một bài viết liên quan đến thiết kế cổng nhà được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều cư dân mạng, thậm chí còn bàn tán, tranh cãi nhau xung quanh mục đích sử dụng chi tiết đặc biệt này.
Trong thiết kế cổng, nhiều nhà đổ bê tông, xi măng rồi lại vẽ thêm đường rãnh hình đường thẳng, có khi là hình xương cá nhưng cũng có khi là hình tùy theo sở thích của người làm hoặc gia chủ.
Thế nhưng, nếu có người hỏi làm vậy có công dụng gì thì chẳng phải ai cũng biết và cũng chẳng phải ai cũng có thể trả lời được.
Cùng với bài viết trên là hàng loạt các hình ảnh cổng nhà với những hình vẽ khác nhau. Trong đó có hình ảnh dốc của ngôi nhà đang được thi công thêm những đường rãnh đan xen vào nhau.
Khi thấy những hình ảnh rất đỗi quen thuộc nhưng lại chẳng biết nó dùng để làm gì nên dân mạng thi nhau vào bình luận.
Một số cư dân mạng bình luận: Chắc để trông cho đỡ trống, để đẹp hơn thôi nhỉ.
Hay có người viết: Đi đâu cũng gặp , chẳng biết tô vẽ thêm làm gì, để cổng trơn vừa đẹp vừa vừa sang mà chả muốn.
Có người thì lại nghĩ đó nghiêng về tâm linh: Các bạn cứ nói nhiều, có khi lại có công dụng tâm linh hoặc phong thủy gì thì sao?
Được bàn tán sôi nổi là vậy nhưng về công dụng thật sự của những đường rãnh đan xen này không phải ai cũng biết cụ thể, chính xác. Vậy nó dùng để làm gì?
Công dụng thật sự
Trên thực tế hình ảnh này chúng ta thấy rất nhiều ngoài đời thực, có thể làm cổng hay trong những công trình ở nhà, biệt thự hay ở các hầm xe trung tâm thương mại hoặc các khu chung cư cao tầng.
Hình vẽ cũng không giống nhau hoặc tuân thủ theo một nguyên tắc nào, có khi là các rãnh uốn lực, chéo đan xe hoặc các đường thẳng hình xương cá…
Và trong thiết kế xây dựng, công dụng thực sự của nó là để chống trơn trượt, giảm tốc độ của các phương tiện khi di chuyển xuống tầng hầm từ độ cao xuống dưới.
Với những con dốc đơn thuần, chỉ đổ xi măng trơn thì vào những ngày độ ẩm cao hoặc khi trời mưa, bề mặt ẩm ướt, dễ gây tai nạn nguy hiểm cho người từ trên cao xuống.
Trước đây, ở các vùng nông thôn, nhiều người đã tạo nên các hình chống trơn trượt bằng các dụng cụ xây dựng như búa, bay, kìm… để tự tạo các hình ảnh rãnh ngay trên nền xi măng còn ướt, đến khi xi măng khô là các hình cũng hoàn thiện.
Tuy nhiên, hiện nay, khi xây dựng, các rãnh dốc đều có máy móc chuyên dụng được thiết kế tiêu chuẩn và đảm bảo hơn.
Ngoài ra, bên cạnh việc thiết kế các rãnh, gờ dốc, các chủ công trình cũng sử dụng nhiều loại sơn chống trơn để chống lại tình trạng trơn trượt và cũng là để giảm thiểu rủi ro nguy hiểm xảy ra cho các công trình.
Tổng hợp