Ở Việt Nam và trên thế giới có không ít nghề nghiệp độc đáo, nghe thì có vẻ lạ lùng, thế nhưng chính những nghề nghiệp này đã đem đến cho nhiều người thu nhập không hề nhỏ mỗi năm.
Nói đến các nghề đặc biệt, không thể không thể tới nghề nuôi ong vò vẽ. Đây được biết là loài có nọc độc cực mạnh, thậm chí nó được mệnh danh nguy hiểm nhất thế giới vì độc tính cao. Nếu như không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể ra đi mãi mãi chỉ trong thời gian ngắn.
Dù ong vò vẽ có nọc độc mạnh như vậy, thế nhưng nhộng của loài ong này lại là món ăn hết sức bổ dưỡng được lùng mua. Chính vì nhu cầu ngày càng cao trên thị trường nên hiện nay, nhiều mô hình nuôi ong vò vẽ cũng đã được phát triển.

Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thành, xóm 2, Nghĩa Thuận, Thái Hoà (Nghệ An) cho hay, gia đình ông hiện đang sở hữu trang trại nuôi ong vò vẽ rộng hơn 500m2 với hơn 100 tổ ong có giàn treo ngay ngắn.
Để có được thành quả như hiện tại, thời gian đầu ông lặn lội khắp các khu rừng để đi tìm ong. Ông tìm những tổ ong bằng cái chén hay bát cơm, sau đó cắt về nhà nuôi và treo dưới tán cây bưởi, cây cam trong vườn nhà. Mục đích của ông là bắt đầu xây nhà cho chúng.

Nhờ thế đàn ong vò vẽ ở đâu liên tục bay về dựng tổ ở trong vườn nhà ông. Những tổ ong ban đầu chỉ từng nắm tay, sau khi được chăm sóc đạt khoảng 10kg sẽ được cắt và tách lấy nhộng. Thông thường tổ nặng 10kg sẽ cho khoảng 1-1,5kg nhộng ong.
Ông Thành cũng cho hay dù là loài có nọc độc thế nhưng ong vò vẽ lại rất dễ nuôi. Chúng đi kiếm mồi ngoài tự nhiên và được ông cho ăn thêm cá biển, thịt lợn được treo ở gốc cây giúp chúng nhanh phát triển hơn.
Vậy nên dù chẳng tốn công chăm sóc, gia đình ông vẫn kiếm được tiền đều mỗi đợt nhờ tách nhộng ong đem bán quanh năm. Khi một tổ xây được 3 tầng, ông liền cắt đi, chỉ để lại một tầng cho chúng khỏi bỏ đi. Sau đó, bầy ong sẽ lại tiếp tục đẻ trứng, xây tổ suốt bốn mùa.
Thế nhưng, công việc tách nhộng ong, cắt tổ tưởng chừng đơn giản lại chẳng hề dễ dàng chút nào. Những con ong vò vẽ bình thường không sao, thế nhưng phát hiện có người đụng vào tổ, cả đàn sẽ bay ra tấn công. Do đó, ông Thành phải mặc quần áo bảo hộ mới dám cắt.

Mỗi năm, vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 sẽ đến mùa thu hoạch nhộng ong, các thương lái sẽ tới tận nhà thu mua. Mỗi kg nhộng khoảng 200.000 đồng cả vỏ, 300-400.000 đồng/kg nguyên nhộng.
Mỗi tổ gia đình ông cũng kiếm được từ 300.000 – 1, 3 triệu đồng. Với hơn 100 tổ, mỗi vụ ông Thành có thể có thu nhập lên tới hơn 100 triệu đồng.
Thấy mô hình này mang lại lợi nhuận lớn, nhiều hộ dân khác cũng làm theo và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Cường – một thương lái cho hay hiện nay, nhiều thương lái Trung Quốc cũng đang tìm mua nhộng ong với giá cao nên nghề này rất phát triển.

Món nhộng ong này hấp dẫn nhiều người vị bùi, béo, ăn bao nhiêu cũng không chán. Nhộng ong có thể làm nhiều món khác nhau, tuy nhiên phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là nhộng rang lá chanh, chiên nước mắm hoặc nướng lá, nhộng nấu cháo có vị ngọt ngậy, bổ dưỡng.
Người mua nguyên tổ ngoài lấy nhộng còn lấy được cả xác tổ ong để làm vị thuốc Bắc hoặc ngâm rượu chữa các bệnh về xương khớp. Hiện nay món ăn này cũng xuất hiện tại các nhà hàng như một món ăn đặc sản.
Tổng hợp