Ai sinh ra trên đời cũng mong có được hình hài đầy đủ, trọn vẹn, thế nhưng với một số người họ lại không được may mắn như thế. Cậu bé Khang Khang đã phải mang trên mình “hai khuôn mặt”, lúc nào cũng như đeo mặt nạ, gớm ghiếc đến xót xa.
Sự ra đời của cậu bé đã khiến dư luận xôn xao vì sở hữu một gương mặt chẳng giống ai, tự nhiên lại bị tách làm đôi. Cậu bé còn nổi tiếng với biệt danh cậu bé hai mặt hoặc cậu bé mặt nạ…
Chuyện là vào một ngày tháng 3 năm 2009, mẹ của cậu bé là Dịch Hỉ Liên, ở xã Tương Hương, TP Tương Tương Đàm đã sinh cậu con trai tên là Khang Khang – tên NV đã thay đổi.
Những tưởng sinh được cậu con trai kháu khỉnh đáng yêu, ai ngờ lại thành ra thế này. Chị bế con trên tay mà cơ thể như đóng băng vì không hiểu sao bé con lại có đến 2 khuôn mặt như vậy.
Và rồi chị lại lặng người đi khi nghe bác sĩ nói rằng con trai của chị bị mắc hội chứng Moebius. Đây là hội chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp ở trẻ mới sinh.
Khi bị mắc hội chứng này, người bệnh không thể cử động cơ mặt, không nhăn mặt, mỉm cười, ti hí mắt hay đảo mắt từ bên nọ sang bên kia. Hơn thế, nhiều người còn bị ảnh hưởng về xương, chân tay dị tật, rối loạn hô hấp….
Vì mắc bệnh không thể mỉm cười nên theo nghiên cứu có khoảng 30% trẻ em tự kỷ khi mắc hội chứng này. Đây là hội chứng hiếm gặp vì trên thế giới chỉ có 1/500.000 người mắc bệnh mà thôi.
Lo lắng về tình trạng bệnh của con trai, chị Dịch Hỉ Liên tâm sự rằng lúc chị mang thai cả hai vợ chồng làm việc trong một nhà máy điện tử. Khi phát hiện thì thai đã được hơn 1 tháng nên chị về quê dưỡng thai.
Chị cũng thường xuyên đi siêu âm và các bác sĩ đều kết luận rằng thai nhi phát triển bình thường và không có biểu hiện bất thường nào cả.
Còn mẹ của chị Liên nhớ lại rằng, khi cháu ngoại ra đời, bà thấy dây rốn cuốn chặt lên mặt cậu bé. Bà hoài nghi đây có thể là nguyên nhân dẫn đến cậu bé bị như vậy. Thế nhưng, cho đến nay, người ta vẫn không thể nào tìm ra nguyên nhân gây nên căn bệnh này của cậu bé.
Theo nghiên cứu từ một số chuyên gia cho biết, hội chứng này có thể gây ra bởi bệnh di truyền, nhiễm độc trong thời gian thụ thai… Hơn thế, chị Liên từng có thời gian dài làm trong nhà máy điện tử cho nên người ta cũng đặt ra nghi vấn chị đã bị nhiễm phóng xạ độc hại khi mang thai. Tuy nhiên, cũng chỉ là phỏng đoán chứ chưa hề có công bố nghiên cứu chính thức nào.
Chị Liên nghẹn ngào chia sẻ, chị thương con vì sinh ra không được lành lặn như con người ta, mỗi lần nhìn thấy con lại thấy đau lòng, xót xa đứt ruột. Con khóc là chị khóc theo và chị luôn trách ông trời sao lại bất công với con trai của chị như thế.
Không chỉ vậy, khi ở viện trở về nhà, hàng xóm láng giềng, người ngoài ai thấy Khang Khang cũng chỉ trở, gièm pha đủ điều. Chị Liên còn phải đứng trước những lời khuyên rằng hãy bỏ con đi nhưng làm sao chị có thể làm điều thất đức đó được.
Chị Liên bắt đầu những ngày tháng nuôi con cực nhọc cả về thể chất và tinh thần, nhưng chị vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó con trai sẽ được phẫu thuật.
Lần đầu khi Khang Khang được 20 ngày tuổi, chị Liên đã đưa con tới bệnh viện lớn khám bệnh. Chị mừng rỡ khi bác sĩ ở đây nói rằng khi được 6 tháng tuổi cậu bé có thể được phẫu thuật.
Thế nhưng số chi phí vào khoảng từ 98-130 triệu đồng. Đây là số tiền quá lớn với gia đình chị Liên nên Khang Khang không thể làm phẫu thuật được lúc đó.
Cho đến khi cậu bé được hơn 1 tuổi thì cậu bé được đưa vào bệnh viện 163 Hồ Nam để làm phẫu thuật nhờ sự hảo tâm của các mạnh thường quân.
Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật đầy khó khăn ấy người ta chỉ biết được rằng ca phẫu thuật rất thành công, nhưng chẳng ai còn thấy tung tích của cậu bé hai mặt đâu nữa.
Thậm chí đến tận bây giờ, vẫn không ai biết rõ về cậu bé cũng như chẳng biết cuộc sống mới của cậu bé như thế nào vẫn là một ẩn số.
Tổng hợp