Nói nghề “giữ thể diện cho người đã khuất” cho hoa mỹ nhưng thực chất chính là chuyên gia trang điểm cho người đã khuất. Đằng sau nghề cao quý này là sự thật hé lộ đến đau lòng, đó là cái nghề chẳng được mọi người trọng vọng, thậm chí là kỳ thị, xa lánh.
Nghề trang điểm cho người chết chẳng hề mới nhưng rất dễ kiếm tiền, tuy nhiên sự miệt thị của người thân, gia đình và xã hội khiến nhiều người bỏ nghề, thậm chí chẳng mấy mặn mà.
Nhiều người khi làm công việc này đều phải giấu gia đình chỉ vì sợ sự kỳ thị, xa lánh này bởi vì định kiến xã hội và những nỗi sợ tâm linh vô hình của con người.
Đúng là “ở trong chăn mới biết chăn có dận”, bởi vì phải ở trong nghề, trực tiếp làm nghề mới thực sự có những trải nghiệm và chia sẻ chân thành đến vậy.
Từ những chia sẻ của một cô gái 9X làm nghề trang điểm cho người chết mới thấy sự khó khăn của nghề cũng như những gì mà cô đã cố gắng phấn đấu để nghề này thực sự được mọi người công nhận.
Cô gái có tên Tân Sa Sa, cô đã chia sẻ trên trang ThePaper về nghề đặc biệt của mình – trang điểm cho tử thi.
Tân Sa Sa được sinh ra trong một gia đình bình thường, cha mẹ cô đều là nông dân, cô có anh trai và chị gái, tất cả đều đang học đại học. Với Tân Sa Sa, sau khi tốt nghiệp THPT, cô thấy gia đình con khó khăn cho nên quyết định đi làm kiếm tiền.
Trong khi lựa chọn công việc, cô đã thấy nghề trang điểm cho tử thi cũng có mức lương cao nên đã cố gắng làm việc và quyết tâm theo đuổi.
Nghề này thực sự không đơn giản như các nghề khác, nếu như đi làm công nhân hay phục vụ thì nghề này lại đòi hỏi nhiều về tinh thần thép.
Tân Sa Sa chia sẻ rằng, có những khi xong công việc, cô về nhà tắm rửa, thấy tay của mình giống như không phải của mình nữa. Đây là những tâm sự của Tân Sa Sa khi làm cho những trường hợp tử thi đã mất lâu ngày.
Mặc dù là một nghề mang lại thu nhập ổn định, nhưng Sa Sa bị bố mẹ miệt thị khi biết con gái đang làm công việc này. Theo quan điểm của họ, đây là nghề chỉ mang lại sự xui xẻo.
Hơn thế, khi theo đuổi học nghiêm túc về ngành này, Sa Sa đã bị bố mẹ cắt viện trợ bởi ngành cô theo học chẳng mấy ai theo. Có kh cả trường chỉ có 80 sinh viên theo học mà thôi.
Cũng theo chia sẻ của Sa Sa, khách hàng đầu tiên của cô là cụ bà hơn 70 tuổi. Cô kể, tử thi khi trang điểm cũng giống như trang điểm cho người bình thường, quá trình trang điểm chỉ kéo dài 20 phút.
Để có thể trang điểm thì thi thể cần được giữ lạnh ở nhiệt độ thấp từ 7-15 độ, dùng khăn ấm lau, sáy thổi đến khi da mặt mềm rồi mới trang điểm.
Ban đầu vì thấy gia đình và xã hội kỳ thị nghề này quá nhiều nên Tân Sa Sa cũng thấy nản khi theo nghề. Tuy nhiên, trong một lần trang điểm cho một cô gái trẻ bị tai nạn giao thông và mãi mãi từ giã cõi đời này.
Khi qua đời, khuôn mặt của cô gái không còn lành lặn, thế nhưng sau khi được Sa Sa trang điểm xong, bà mẹ nhìn thấy con gái đã khóc nấc và rối rít cảm ơn. Chính thời khắc ấy đã khiến Sa Sa nhận ra giá trị công việc của mình. Từ đó, cô quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp của mình một cách nghiêm túc.
Vì quyết tâm và một sự nghiêm túc thực sự trong công việc, Tân Sa Sa đã nhận được nhiều thành tích trong công việc này. Trước đây, chính cha mẹ của cô đã miệt thị, thậm chí giấu giếm công việc của cô, ai hỏi cũng lơ đi.
Tuy nhiên, khi cô nhận được danh hiệu Lao động tiên tiến toàn quốc, cô trở thành người nổi tiếng và được nhiều người biết đến, khi ấy cha mẹ Sa Sa mới công nhận công việc của cô.
Hiện nay, Sa Sa đã lấy chồng, sinh con. May mắn, cô cũng có được một người chồng tâm lý, giúp cô gánh vác việc nhà, chăm sóc con cái để vợ yên tâm công tác và hoàn thành tốt công việc của mình.
Tổng hợp